Những tấm lòng vàng 5.2.2024
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Tự động hóa kinh doanh đóng góp gì vào nền kinh tế số?
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Nữ ca sĩ hát cùng Đen Vâu trong MV 'Nấu ăn cho em' bây giờ đang làm gì?
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Hoa hậu doanh nhân đấu giá áo dài 100 triệu đồng làm việc thiện
Những ngày không gặp nhau

Bức tranh kinh tế năm 2024 liệu có khởi sắc hơn?
Mua Nissan Kicks có được miễn lệ phí trước bạ hay không?
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".
Trao tiền bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ bà cụ 80 tuổi nuôi con tâm thần
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.
hgo88
Sáng nay 11.3, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), cho biết kết quả giám sát trên địa bàn H.Nam Trà My từ ngày 25.1 - 10.3 ghi nhận 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban được tiếp nhận và điều trị. Trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, 2 tử vong. Trong đó, 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế ở địa phương (59 trẻ tại Trung tâm Y tế Nam Trà My; 35 trẻ tại Bệnh viện Phụ sản - nhi và 10 trẻ đang được điều trị tại các Trạm Y tế). Tình trạng chung của các trẻ tỉnh táo, giảm sốt, còn ho, ăn uống được. Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm y tế H.Nam Trà My đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình dịch bệnh tại xã Trà Dơn. Sở đã lấy mẫu của trường hợp sốt phát ban nghi sởi để xét nghiệm, trong đó có 19 trường hợp xác định dương tính với vi rút sởi.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư